• D4-37 Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
  • support@nzvps.com

Pellentesque mollis nec orci id tincidunt. Sed mollis risus eu nisi aliquet, sit amet fermentum justo dapibus.

© 2023 WiaTech - IT Services.

Tên miền quốc tế là gì?

Tên miền quốc tế là gì?

Tên miền quốc tế là tên miền do tổ chức ICANN cấp phát. Tên miền quốc tế có thể sử dụng tại hầu các quốc gia trên thế giới. Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cũng đều có thể sở hữu tên miền quốc tế miễn là tên miền đã được đăng ký với ICANN cho tới khi chủ sở hữu không con nhu cầu và ngừng duy trì sử dụng tên miền. Vậy sau khi tên miền không còn được sử dụng nữa, tên miền sẽ được xử lý như thế nào? 

Dưới đây là vòng đời cơ bản của tên miền quốc tế, bài viết này sẽ giúp bạn có khái niệm rõ ràng hơn trong việc đăng ký, sử dụng và bảo vệ tên miền của mình.

Sơ đồ vòng đời của 1 tên miền quốc tế

Vòng đời của tên miền quốc tế:

Vòng đời của một tên miền quốc tế sẽ trải qua 7 giai đoạn như sau:

  1. Giai đoạn Available

  2. Giai đoạn Registered

  3. Giai đoạn Expired

  4. Giai đoạn Grace Period

  5. Giai đoạn Redemption

  6. Giai đoạn Pending Delete

  7. Giai đoạn Released (Available)

1. Giai đoạn Available – Đăng ký tên miền quốc tế tự do

Đăng ký tên miền quốc tế ở giai đoạn này tên miền hoàn toàn tự do, quý khách có thể tham khảo cách đăng ký tên miền bên dưới.

  • Giai đoạn này tên miền chưa được ai đăng ký. Bất cứ cá nhân (hoặc tổ chức) nào cũng đều có thể đăng ký với điều kiện tên miền phải hợp lệ. Để biết thông tin chi tiết hơn, bạn có thể tra cứu tên miền tại trang whois của các nhà cung cấp dịch vụ.

  • Vậy thì như thế nào mới là tên miền hợp lệ và phải thỏa những điều kiện nào?

    • Dĩ nhiên tên miền bắt buộc bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-).

    • Số lượng ký tự nhiều nhất cho một tên miền là 253 ký tự (bao gồm phần mở rộng như: .com, .org).

    • Ví dụ:
      · tadu.cloud
      · tadutest.com
      · 1236789.com
      · le-van-tam-ba.net

2. Giai đoạn Registered – Giai đoạn đang hoạt động của tên miền quốc tế

  • Giai đoạn này kéo dài từ tối thiểu 1 năm – tối đa 10 năm: là khoảng thời gian tên miền đã được đăng ký và sử dụng làm tên website, e-mail, ….

  • Lưu ý: Bạn có thể gia hạn thêm nhưng thời hạn hiệu lực của 1 tên miền Quốc tế không quá 10 năm.

  • Trong giai đoạn này bạn có thể whois thông tin chi tiết tên miền, như tại trang tadu.cloud hoặc https://www.whois.com/

3. Giai đoạn Expired – Hết hạn tên miền quốc tế

  • Thời điểm này tên miền đã hết hạn hoặc/ và không được chủ sở hữu gia hạn, do đó tên miền cũng không thể hoạt động được, điều đó có nghĩa là người dùng không thể sử dụng tên miền để truy cập vào website được liên kết với tên miền.

4. Giai đoạn Grace Period – Thực hiện gia hạn tên miền quốc tế

  • Sau khi hết hạn tên miền rơi vào khoảng thời gian “chờ đợi”. Trong khoảng thời gian này tên miền không hoạt động được, nhưng không ai có thể đăng ký tên miền này được.

  • Thông thường theo quy định của ICANN các Registrar sẽ chờ trong khoảng 30-45 ngày để bạn gia hạn. Thời gian này cũng có thể ngắn hơn tùy loại tên miền. Do vậy bạn nên chủ động gia hạn trước khi tên miền hết hạn.

  • Tuy nhiên thời gian chờ để gia hạn cho các tên miền là không giống nhau, một số đuôi tên miền có thời gian chờ đặc biệt như sau:

    • Tên miền .EU, .WS, .AI, .DE: có thời hạn 1 năm kể từ ngày đăng ký. Tuy nhiên, bạn cần gia hạn sớm ít nhất 4 ngày trước khi tên miền hết hạn.

    • Tên miền .UK: thời gian chờ của tên miền này lên tới 90 ngày sau khi hết hạn;

    • Tên miền .WS: không có thời gian chờ gia hạn;

    • Tên miền .NAME: không có thời gian chờ gia hạn;

    • Tên miền .TEL: sẽ có 30 ngày chờ gia hạn;

    • Tên miền .CO: sẽ có 15 ngày chờ gia hạn;

5. Giai đoạn Redemption của tên miền quốc tế

  • Giai đoạn này, tên miền được xem như đã “chết”, hoàn toàn ngưng hoạt động. Cụ thể hơn toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xoá, cũng như truy cập dựa trên tên miền (web, mail, …) đều bị chấm dứt. Tuy nhiên, tên miền vẫn chưa được mở tự do để đăng ký lại, thay vào đó, tên miền sẽ được đặt vào trạng thái chuộc – có thời gian trong khoảng từ 25 đến 30 ngày sau khi hết hạn mà vẫn chưa được chủ sở hữu gia hạn;

  • Nếu bạn muốn gia hạn cho tên miền ở thời điểm này bạn sẽ phải trả thêm phí (chưa bao gồm 10% thuế GTGT);

  • Chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm.
    Thời gian cho phép thực hiện chuộc thông thường kéo dài đến 30 ngày kể từ thời điểm tên miền rơi vào trạng thái chuộc.
    – Vậy thì Phí chuộc, Phí gia hạn là gì ?

  • Phí chuộc : Là chi phí mà Khách hàng trả cho Registrar để chuộc lại tên miền đã vào trạng thái Redemption.

  • Tuỳ thuộc vào quy định của Registrar mà phí chuộc có thể là: 75$, 100$, 120$, 140$, 175$, 200$,…

  • Sau khi chuộc tên miền thành công, tên miền cần phải được gia hạn để quay lại trạng thái Registered do đó bạn phải thanh toán thêm phí gia hạn.

6. Giai đoạn Pending Delete – Giai đoạn chờ xóa của tên miền quốc tế

  • Đây là giai đoạn cuối của vòng đời tên miền Quốc tế.

  • Thời điểm này bạn cũng như Registrar không còn có thể can thiệp gia hạn nữa. Và tùy vào mỗi tên miền mà có thời gian chờ xóa khác nhau.

  • Ngẫu nhiên sau 5 ngày (tính từ ngày update trạng thái Pending Delete), tên miền sẽ chuyển sang Available để mọi người tự do đăng ký.Tuy nhiên, có 1 số tên miền đặc biệt:

    • Tên miền .EU / .JP / .IN: sẽ bị xóa ngay trong ngày hết hạn nếu không được gia hạn ngay;

    • Tên miền .UK: tên miền này sẽ bị xóa khỏi hệ thống sau 90 ngày chờ gia hạn;

    • Tên miền .WS: ngay sau khi hết hạn tên miền sẽ bị xóa. Sau khi tên miền bị xóa có thể đăng ký mới;

    • Tên miền .NAME: có 5 ngày chờ xóa;

    • Tên miền .TEL: sẽ có 5 ngày chờ xóa tên miền. Tên miền sẽ nằm trong tình trạng Delete Lockdown 60 ngày và sau đó có thể đăng ký mới;

    • Tên miền .CO: sẽ có 5 ngày chờ xóa;

    • Tên miền .DE: sẽ bị xóa ngay sau khi hết hạn và có thể đăng ký mới.

7. Giai đoạn Released (Available) – Có thể mua tên miền quốc tế

Tên miền trở về giai đoạn đầu Available, có thể đăng ký lại và bắt đầu một vòng đời mới.

Thông tin bạn cần biết về tên miền là gì?

  • Tên miền nằm ở giai đoạn nào của vòng đời này hoàn toàn do bạn quyết định. Vì vậy hãy gia hạn tên miền trước thời điểm tên miền hết hạn để đảm bảo việc sử dụng tên miền không bị gián đoạn hoặc ngưng trệ.

  • Tên miền có giá trị rất dễ bị mất vĩnh viễn.

  • Tên miền có lượng truy cập nhiều thường được các bộ máy săn tên miền “quan tâm”. Khi tên miền vừa Release mà chủ tên miền không kịp đăng ký lại thì sẽ bị bộ máy kia nhanh tay đăng ký trước.